9.06.2010

Chiến Tranh Và Những Nỗi Đau (Trung Đức Đỗ)


Phan Thị Kim Phúc- người ở giữa tấm ảnh trong cơn
 hoảng loạn, chạy trốn khỏi ngôi làng vừa bị máy 
bay của quân đội Mỹ điên cuồng trút bom Napalm
Trảng Bàng, Nam Việt Nam, ngày 8-6-1972.
Nó ăn mòn hi vọng và tình yêu. Nó cướp đi nhiều thứ hơn là những gì nó mang lại cho chúng ta và hậu quả của nó thật quá khủng khiếp. Nó không như một cơn bão, không như một trận động đất và cũng không phải là sự bùng phát của những dòng núi lửa. Nó được sinh ra chính là từ sự ham muốn của những kẻ độc tài, là từ toan tính nhỏ nhen ích kỉ của những tên sát nhân. Nó độc ác và tàn nhẫn đến độ mà nơi nào nó xuất hiện là sự sống sẽ chấm dứt ở đó. Nhưng thật kì lạ nó lại xuất phát từ đôi bàn tay và trái tim của loài người. Đồng loại giết đồng loại – thật là một điều khiến người ta kinh hãi, nhưng chính “nó” đã làm đấy ! Thế mà người ta lại gọi nó là giải pháp tối ưu khi “lời nói không giải quyết được vấn đề” … Thật giả dối ! Nó chỉ là một hành động vô nhân tính của những con người vô nhân đạo mà thôi … Nó không ai khác, nó chính là “Chiến tranh”.

Một người đã nói : “ Nếu không có chiến tranh thì hòa bình có ý nghĩa gì “ .. Tôi tự hỏi “ Liệu rằng đó có phải là hòa bình ?”. Chắc chắn là không. Hòa bình là gì khi mà những những người thân yêu của mình phải ra đi mà không biết ngày trở về, khi người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Là gì khi những tiếng khóc bật lên trong bom khói bơ vơ tìm hình bóng gia đình và là gì khi là gì khi những tật nguyền bám riết với bao con người vô tôi dai dẳng theo năm tháng… Là gì ? Ai có thể nói: “Đó là hòa binh” … Thế nhưng chiến tranh vẫn cứ ở đó, nó vẫn tôn tại… Và để rồi dẫn đến điều tất yếu đó là hai cuộc chiến tranh kinh khủng và dã man đã diễn ra … Dù chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm ( 1914 – 1918, 1939 – 1945 ) nhưng 2 cuộc đại chiến này đã lôi kéo hàng chục nước tham gia, số người bị lôi quấn vào vòng chiến là 2,3 tỉ người, 70 triệu người chết, hàng nghìn người bị thương và mất tích. nhà cửa, làng mạc và rất nhiều công trình kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng … Cả châu Âu lúc bấy giờ như một bãi chiến trường của máu và bom đạn. Nhưng có lẽ nỗi kinh hoàng nhất đó là khoảnh khắc thế giới lặng nhìn 2 trái bom nguyên tử của Mỹ phá hủy thành phố Hiroshima và Nagasaki . Không chỉ cướp đi mạng sống của 400.000 ngàn người dân Nhật vô tôi, nó còn khiến thêm nhiều người chết nữa vì di chứng nhiễm phóng xạ trong nhiều năm kế tiếp… Không chỉ là tàn phá về thể xác và tinh thần, chiến tranh còn tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ của thế giới. Số tiền ấy có thể đủ để xây một con đường bằng vàng quanh vòng xích đạo của Trái Đất. Thật là vô nghĩa khi người ta có thể đổ dồn cả một lượng tài sản lớn như thế để phục vụ cho chiến tranh thay vì dành nó cho những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Vậy có thật sự đúng không khi chúng ta điền 2 từ “chiến tranh” vào từ điển xã hội loài người ? Sai lầm đã chồng chất sai lầm để rồi còn đó những ám ảnh, còn đó những hậu quả của quá khứ mà mãi đến bây giờ nó vẫn không thể nguôi ngoai. Nỗi đau mà chiến tranh mang lại quả thật quá lớn và không có gì có thể hàn gắn được nỗi đau đó. Chiến tranh là dấu “.” cho sự dừng lại và dấu “!” cho sự đau thương.

Ngày 16 tháng 3 năm 2010

D2T

Thông tin thêm (bổ sung ngày 30/11/2011 bởi Ericnguyen)

Phan Thị Kim Cúc, cô bé trần truồng chạy hoảng loạn giữa đợt dội bom Napan được chụp lại bởi nhiếp ảnh gia Nick Ut ngày nào, đang bế cậu con trai (ảnh trên chụp ở Toronto năm 1995). Bức ảnh của ông Ut đã đoạt giải Pultzer Prize. Nó là một trong số những thông điệp gây xúc động và đau đớn vì sự thảm khốc và kinh hoàng của chiến tranh.

8 nhận xét:

  1. Hy vong ban duc se tiep tuc dong gop nhung bai viet that hay va y nghia cho loptuivuivui.blogspot.com ^^

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết của bạn có ý nghĩa xã hội nhưng hãy chú ý cách dùng từ. Ví như hai chữ "lôi quấn", chiến tranh không lôi quấn ai cả, nó "cuốn" mọi người vào trong một vòng tròn ác nghiệt, nơi con người giết chết con người.
    Theo tôi nghĩ chiến tranh không đơn thuần chỉ bắt nguồn từ những con người vô nhân tính, mà là từ tâm từ trái tim của mỗi chúng ta. Thật ra trong mỗi con người ai cũng tồn tại mâu thuẫn, giữa thiện và ác, giữa con người và thú vật. Nhưng không phải chiến tranh lúc nào cũng tàn độc, bởi nếu không có chiến tranh liệu mâu thuẫn giữa phong kiến và nông dân có chấm dứt? Tôi nghĩ bạn chỉ mới xét một khía cạnh tiêu cực của chiến tranh mà không nhìn nhận mặt tích cực của nó. Tuy nhiên tôi không ủng hộ chiến tranh, nếu có thể đàm phán giải quyết mâu thuẫn thì sao lại từ chối chứ, đúng không?

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn bạn rất nhiều! mình sẽ rút kinh nghiệm.. ^-^

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bạn rất nhiều! mình sẽ rút kinh nghiệm.. ^-^

    Trả lờiXóa
  5. "Nó độc ác và tàn nhẫn đến độ mà nơi nào nó xuất hiện là sự sống sẽ chấm dứt ở đó. Nhưng thật kì lạ nó lại xuất phát từ đôi bàn tay và trái tim của loài người. Đồng loại giết đồng loại – thật là một điều khiến người ta kinh hãi, nhưng chính “nó” đã làm đấy ! ". Chiến tranh xảy ra không chắc sự sống sẽ kết thúc. Không có bằng chứng nào khẳng định điều đó cả .Còn nữa, " Đồng loại giết đồng loại ". Điều đó đã xuất hiện từ rất lâu, ở rất rất nhiều loài động vật chứ không phải chỉ ở con người mới làm được điều đó đâu bạn .Bạn chú ý nhé. Dù sao, bài viết cũng rất hay. Cám ơn bạn.

    Trả lờiXóa